Ký quỹ là số tiền mà nhà đầu tư phải nộp và duy trì trên tài khoản của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán từ giao dịch hàng hóa phái sinh.
Đây không phải là phần tiền thanh toán trả trước của toàn bộ hợp đồng, mà là khoản tiền đảm bảo sẽ thực hiện nghĩa vụ tại thời điểm đáo hạn.
Và khác với thị trường cơ sở, ký quỹ không phải là khoản tiền vay nên không phải chịu lãi suất. Đây chính là lý do mà khi giao dịch phái sinh hàng hóa, nhà đầu tư chỉ phải trả duy nhất phí giao dịch (khoảng 300.000 – 350.000 tùy vào từng sản phẩm) mà không phải trả bất cứ một khoản phí nào khác nào như lãi suất qua đêm. Điều này đặc biệt có lợi cho các nhà đầu tư dài hạn, thường nắm giữ vị thế mở trong một thời gian dài.
Phân loại ký quỹ:
– Ký quỹ ban đầu (Initial Margin – IM): Là khoản tiền nhỏ nhất mà nhà đầu tư phải đặt vào tài khoản để có thể nắm giữ một khối lượng hợp đồng (đủ điều kiện đặt lệnh mở mới)
– Ký quỹ duy trì (Maintenance Margin – MM): Để duy trì vị thế và không bị đóng lệnh bắt buộc.
– Ký quỹ biến đổi (Variation Margin – VM): Khoản tiền cần nộp thêm khi ký quỹ dưới mức yêu cầu.
– Ký quỹ giao nhận hàng hóa (Delivery Margin – DM): Áp dụng sau ngày thông báo đầu tiên khi có ý định tham gia giao nhận hàng hóa.
Để hình dung cho dễ hiểu đây là một ví dụ:
Bạn chỉ có 100 ngàn VND, bạn vay thêm 49,9 triệu để mua được 10 kg lúa mì giá 50 triệu. Nếu lúa mì tăng lên 51 triệu thì bạn lãi gấp 10 lần vốn ban đầu. Nếu lúa mì giảm xuống 49 triệu thì bạn lỗ gấp 10 lần vốn ban đầu.
Trong giao dịch trên, chúng ta thực sự không quan tâm đến việc sở hữu thực tế 10 kg lúa mì vì chúng ta mua về rồi bán đi luôn. Vì không chỉ với lúa mì, với rất nhiều sản phẩm hàng hóa trên giao dịch hàng hóa phái sinh khác, chúng ta chỉ quan tâm tới chênh lệch giữa giá mua và giá bán để tìm kiếm lợi nhuận.